Kinh Nghiệm Mở Đại Lý Gạo Cho Người Mới Bắt Đầu Tiết Kiệm Chi Phí Và Lời Nhanh
Một trong những ý tưởng kinh doanh khả thi mà bạn có thể lựa chọn để khởi nghiệp hay đầu tư là mở đại lý gạo. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và không biết nhập hàng ở đâu cũng như kinh doanh hiệu quả thì hãy tham khảo các bí quyết dưới đây.
1. Các hình thức mở đại lý hiện nay
Khi có ý định khởi nghiệp, đầu tư kinh doanh lĩnh vực gạo, không ít bạn trẻ thắc mắc về số vốn cần thiết và cách thu hút khách hàng tiềm năng. Vì vậy, trong bài viết này, GoNaFood sẽ chia sẻ chi tiết về cách mở đại lý gạo dưới 70 triệu và bí quyết xây dựng đại lý gạo thành công.
Để lập kế hoạch kinh doanh gạo, trước tiên bạn cần xác định mô hình kinh doanh mà mình muốn phát triển. Mô hình này phải dựa trên nhóm khách hàng mục tiêu, sản phẩm cốt lõi, phương thức bán hàng, chất lượng và dịch vụ bạn cung cấp ra thị trường.
1.1 Mở cửa hàng gạo truyền thống
Hiện nay, có 2 hình thức kinh doanh gạo phổ biến mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Hình thức đầu tiên là mở cửa hàng gạo truyền thống, tập trung vào các loại gạo đại trà, giá cả bình dân và không yêu cầu quá cao về chất lượng dịch vụ. Mô hình này thường tập trung phần lớn ở những khu vực chợ cóc, chợ truyền thống hoặc các cửa hàng gạo đã lâu đời, bán gạo trực tiếp tại quầy.
Mở cửa hàng gạo truyền thống
1.2 Kinh doanh cửa hàng gạo hiện đại
Hình thức kinh doanh thứ hai là cửa hàng gạo hiện đại, với các sản phẩm được đóng gói theo quy cách và tập trung chủ yếu vào các sản phẩm thương hiệu. Giá thành sản phẩm ở nhóm này sẽ khá cao, lợi nhuận cũng sẽ tốt hơn so với mô hình kinh doanh gạo truyền thống.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho cửa hàng sẽ tốn kém hơn nhiều, yêu cầu đa dạng mẫu mã hàng hóa và chất lượng gạo chuẩn.
2. Cách mở đại lý gạo thành công, thu hồi vốn nhanh
Cách mở đại lý gạo thành công và thu hồi vốn nhanh hơn có thể được thực hiện bằng cách tuân thủ các bước sau:
2.1 Nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường giúp bạn xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng của mình. Để làm được điều này, bạn cần tìm hiểu các yếu tố sau:
- Đặc điểm của thị trường kinh doanh gạo và các đối thủ trong khu vực.
- Khu vực có nhiều dân cư qua lại hay không? Gần hay xa khu vực chợ?
- Giao thông có thuận tiện cho việc mua bán gạo không?
- Loại gạo mà khách hàng thường xuyên sử dụng là gì?
- Giá bán các loại gạo hiện nay, loại gạo bán chạy nhất.
- Khách hàng quan tâm đến những yếu tố gì: Giá, mẫu mã bao bì, chất lượng gạo hay thái độ phục vụ?
- Số lượng gạo mỗi lần mua là bao nhiêu?
Nghiên cứu thị trường gạo
Bạn cũng nên đi khảo sát thực tế đối thủ và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong khu vực bạn định mở đại lý gạo (bán kính 1 - 3km). Sau khi thu thập được những thông tin cần thiết, bạn sẽ có được phương án kinh doanh hiệu quả nhất.
2.2 Chuẩn bị vốn
Để mở một đại lý gạo nhỏ, thông thường cần khoảng 70 - 100 triệu đồng. Trước khi mở đại lý gạo, bạn cần xác định mô hình kinh doanh và mặt hàng chủ đạo. Khi mở đại lý gạo, bạn phải chi trả các khoản như tiền thuê mặt bằng, tiền nhập hàng, mua sắm trang thiết bị (thau, kệ, cân, bao bì), thuê nhân viên, thiết kế bảng hiệu, quảng cáo, v.v.
Nếu bạn có số vốn cao hơn, quy mô kinh doanh càng lớn và bạn có thể nhập thêm các loại gạo xuất khẩu để bán.
2.3 Tìm kiếm nguồn hàng
Nếu bạn muốn đảm bảo chất lượng gạo, bạn nên lấy hàng từ các nhà máy, vựa gạo hay kho gạo có uy tín. Tuy nhiên, bạn phải nhập số lượng lớn. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các chợ đầu mối.
2.4 Chọn vị trí mở tiệm
Để mở một đại lý gạo thành công, bạn cần chọn một vị trí địa lý thoáng đãng, không bị che khuất, gần các tuyến đường chính, các khu dân cư và khu trọ của công nhân. Bạn nên tìm kiếm một mặt bằng rộng rãi, có thể sử dụng phần bên trong làm kho để lưu trữ gạo và các vật dụng bán hàng.
Để giảm sự cạnh tranh, bạn nên tránh chọn các địa điểm đã có nhiều cửa hàng bán gạo.
2.5 Bài trí cửa hàng
Cửa hàng của bạn nên được bài trí khoa học và ngăn nắp để thu hút khách hàng. Ví dụ, bạn có thể bày các loại gạo khác nhau vào từng xô, xếp chúng lên kệ theo thứ tự từ thấp đến cao theo hình bậc thang. Các loại gạo bán chạy nên được đặt ở vị trí trung tâm để khách hàng dễ dàng tìm thấy. Để khách hàng dễ dàng lựa chọn, bạn nên treo biển tên gạo và giá cả phía trên.
Bài trí cửa hàng gạo
Do gạo là thực phẩm dễ bị ẩm mốc, bạn cần lưu trữ chúng ở những nơi khô ráo, không bị ẩm ướt. Bạn cần để các bao gạo lên cao và tránh để chúng trên nền nhà.
2.6 Cách kinh doanh đại lý gạo
Để kinh doanh thuận lợi và hiệu quả, bạn nên đầu tư vào phần mềm bán hàng, để quản lý kho hàng, bán hàng và báo cáo doanh thu. Việc này giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh và tránh những rủi ro không đáng có.
Ngoài ra, việc tiếp thị cho đại lý gạo mới mở cũng rất quan trọng. Với khách hàng mới, bạn có thể áp dụng chiến lược "1 đổi 1", truyền miệng, phát tờ rơi, đặt standee, tặng quà cho khách hàng trong ngày khai trương hoặc tích lũy điểm cho khách hàng thân thiết.
Bạn cũng nên thiết lập giá cả hợp lý và kết hợp bán gạo trực tuyến thông qua trang web, các trang thương mại điện tử và mạng xã hội để tăng doanh số.
2.7 Kiến thức về gạo
Một cửa hàng bán lẻ hay đại lý gạo thường sẽ cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, các loại hạt, cám, thức ăn chăn nuôi,...Tuy nhiên, loại sản phẩm bày bán sẽ khác nhau tùy vào nguồn vốn, định hướng và quy mô.
Kiến thức về gạo
Vì vậy, để đảm bảo khách hàng hài lòng và quay trở lại với cửa hàng, chủ cửa hàng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể tư vấn cho khách hàng một cách chi tiết, chính xác và cụ thể nhất.
2.8 Quản lý sản phẩm
Đối với đại lý gạo, chủ kinh doanh cần quản lý số lượng gạo còn lại theo từng thương hiệu và sắp xếp, phân loại theo từng nhóm sản phẩm để giảm thiểu tối đa thất thoát. Cần kiểm soát việc nhập xuất sản phẩm để đảm bảo hiệu quả bán ra của từng sản phẩm cũng như quản lý công nợ nhà cung cấp.
Đặc biệt, đây là cơ sở để đánh giá nguồn hàng hiện tại của bạn có thực sự ổn hay không, từ đó đưa ra quyết định nhập hàng phù hợp hơn trong tương lai.
3. 3 bí kíp bán gạo thành công trong kinh doanh gạo
3.1 Người thật việc thật
Khi mới bắt đầu kinh doanh, số lượng khách hàng của bạn sẽ không nhiều. Lý do cho điều này là họ còn khá lo lắng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả tại những cửa hàng, đại lý gạo mới. Vì vậy, để cho khách hàng có thể đánh giá và trải nghiệm chất lượng gạo mà bạn cung cấp, bạn nên mời họ thử gạo nhà bạn.
Bạn có thể khuyến khích khách hàng thử các gói gạo nhỏ hoặc nấu các loại gạo để khách hàng có thể thưởng thức ngay tại cửa hàng. Nếu sản phẩm gạo của bạn ngon miệng, chất lượng tốt và giá cả phù hợp, chắc chắn khách hàng sẽ trở thành những khách hàng trung thành của bạn trong tương lai.
3.2 Tạo ưu đãi kinh doanh gạo
Hơn nữa, để thu hút khách hàng, bạn cũng nên tạo ra các chương trình ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn. Bạn có thể kết hợp các ưu đãi liên quan đến sản phẩm thay vì giảm giá gạo, chẳng hạn như tặng kèm mì chính, nước mắm hoặc miễn phí vận chuyển.
Tạo ưu đãi kinh doanh gạo
3.3 Tiếp cận và thu hút khách hàng
Khi mới khai trương, cửa hàng gạo thường gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng do nhiều lý do. Khách hàng có thể chưa biết đến cửa hàng của bạn hoặc không muốn thay đổi địa điểm mua hàng đã quen thuộc vì sợ trải nghiệm không tốt, cũng như chưa biết chất lượng gạo của cửa hàng của bạn như thế nào. Vì vậy, để tăng cường quảng bá cho cửa hàng của mình, bạn cần phải tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng mục tiêu thông qua các phương tiện quảng cáo như phát tờ rơi, banner, truyền miệng, vv.
4. Tạo chính sách chăm sóc khách hàng
Phản hồi và đánh giá từ khách hàng là cách quan trọng để bạn có thể khắc phục nhược điểm và phát triển điểm mạnh của mình. Bằng cách gọi điện hỏi khách hàng xem sản phẩm của bạn có phù hợp với họ không, chất lượng sản phẩm có đáp ứng được mong đợi của khách hàng không? Ngoài ra, bạn còn có thể dự đoán thời gian sử dụng sản phẩm của khách hàng để lên kế hoạch cung ứng hàng hóa kịp thời.
Đó là bí kíp giúp bạn thành công trong việc mở đại lý gạo dưới 70 triệu đồng, được GoNaFood đã áp dụng thành công cho nhiều cửa hàng. Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
5. Chính sách hỗ trợ đại lý của GoNaFood
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trên thị trường, GoNaFood đã trở thành nhà cung cấp thực phẩm và gạo hàng đầu tại miền Nam. Công ty luôn đặt tinh thần hợp tác lên hàng đầu, tạo ra lợi ích tốt nhất cho các đối tác. Để biết thêm chi tiết về chính sách đại lý của GoNaFood, bạn có thể xem tại đây.
Chính sách hỗ trợ đại lý của GoNaFood
6. Danh sách các loại gạo thường được bán
Gạo xi dẻo, xi mềm (64)
Gạo Khang Dân
Gạo nở, xốp, mềm cơm (Sóc Miên, Butin)
Gạo dẻo, thơm vừa (Thơm Lài)
Gạo Tám Hải Hậu
Gạo Tám Điện Biên
Gạo Tám Thái
Gạo đặc sản: Nàng thơm chợ Đào, ST25.
Gạo nở, xốp, khô cơm (6976, Hàm Châu)
Gạo dẻo, thơm nhẹ (4900, Tài nguyên)
Gạo dẻo, thơm nhiều (Lài sữa, Lài Miên)
Gạo nguyên liệu: Oxy 10, Hàm Châu.
Tấm nguyên liệu: tấm thường, tấm nở, tấm thơm.